Để hòa nhập và thích nghi trong môi trường thế giới toàn cầu, con người cần những kiến thức, kỹ năng và thái độ nhất định, trong đó kỹ năng mềm chiếm 75% sự thành bại của các bạn.
Vậy thế nào là kỹ năng, kỹ năng mềm và kỹ năng cứng?
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có.
Kỹ năng cứng là khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Những kiến thức đó dù học tốt tới đâu trong 4 – 5 năm đại học cũng chỉ là một phần nhỏ trong công việc cụ thể sau này.
Kỹ năng mềm chỉ các kỹ năng quan trọng, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm nhưng lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Tại hội thảo “Kỹ năng mềm thời kỳ hội nhập” do Tổ chức Giáo Dục Quốc Tê Langmaster tổ chức, TS. Lê Thẩm Dương cho rằng: “ Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người nó có nguồn gốc từ di truyền, gia đình, môi trường, nó là những kỹ năng hoàn toàn không có tính chuyên môn, không nằm trong những sở trường đặc biệt.”
Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm.
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng?
Sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng “mềm”. Chẳng hạn với vị trí nhân viên phòng kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng lại chính là kỹ năng “cứng”, hay chính là chuyên môn của nghề nghiệp. Nhưng với vị trí lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng “mềm”. Các bạn phải tập kỹ năng hàng ngày, cũng như tập viết, tập đọc thì mới nhuần nhuyễn được.
Có những bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân. Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống, nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé khi vào đời, quan điểm này không sai nhưng chưa đủ. Bạn học giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi về “môi trường” làm việc. Bạn có thành tích học tập mà ai nhìn vào cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố quan trong đó là kỹ năng mềm. Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn luôn mạnh dạn, tự tin trong bất kỳ tình huống thay đổi nào, bạn luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.
Tuy nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Tân sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học; từ đó đến khi ra trường, bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo.
Với sinh viên VOVedu bắt đầu từ năm 2015, các bạn đã được học một số kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chính khóa như thuyết trình, tổ chức sự kiện, hoạt náo viên, giao tiếp- ứng xử…. Ngoài ra sinh viên có thể học thêm các kỹ năng mềm khác tại Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm của trường. Tại đây, sinh viên sẽ được tư vấn để chọn học các kỹ năng cần thiết và phù hợp với bản thân cũng như định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Các lớp học cũng được thiết kế rất linh hoạt về thời gian, địa điểm, giáo trình…nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể theo học và đạt hiệu quả cao nhất.
Để hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm, bạn có thể tham khảo một số chương trình giảng dạy ngắn hạn của VOVedu về kỹ năng mềm sau đây:
1. Kỹ năng tự học
2. Kỹ năng lắng nghe
3. Kỹ năng thuyết trình
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý khủng hoảng bản thân
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo
6. Kỹ năng quản lý bản thân
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp.
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ
10. Kỹ năng làm việc nhóm
11. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
12. Kỹ năng và
Phương Oanh